Phương châm về chất là gì? Ví dụ về phương châm về chất
Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ phương châm về chất chưa? Bạn có hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này không? Cùng chúng tôi tìm hiểu xem phương châm về chất là gì cùng các ví dụ liên quan trong bài viết dưới đây.
Phương châm về chất là gì?
Phương châm về chất là cụm từ được sử dụng để nói về mức độ chất lượng trong các cuộc hội thoại. Trong quá trình giao tiếp với các thông tin chưa được xác thực, chưa được làm rõ về mức độ chính xác chúng ta không nên nói chắc chắn. Trong giao tiếp chúng ta cần đảm bảo nói đúng, nói chuẩn và đưa ra các thông tin một cách trung thực, chắc chắn.
Từ chất được sử dụng ở đây mang ý nghĩa là chất lượng nội dung. Chất lượng trong nội dung cuộc trò chuyện, chất lượng trong dẫn chứng cuộc trò chuyện và chất lượng trong mức độ am hiểu về vấn đề đang được nhắc đến. Để có được cuộc hội thoại “chất” thì mỗi người cần cân nhắc thật kỹ trước khi mở miệng và chắc chắn, đảm vào độ chính xác của các thông tin do chính mình đưa ra.
Việc tuân thủ đúng các phương châm hội thoại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả văn học lẫn giao tiếp hằng ngày. Việc này không chỉ phản ảnh được nội dung, cách truyền tải mà nó còn được nhiều người dùng để đánh giá về người nói. Thông qua cách nói chuyện chúng ta có thể nhìn thấu được con người trước mắt.
Đáp ứng các yêu cầu về các phương châm hội thoại thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt. Trên thực tế, mỗi phương châm lại giúp con người chú ý ở một phương diện truyền đạt.
Những điểm cần lưu ý trong phương châm về chất
- Xác định được mức độ uy tín của bất cứ nội dung nào trước khi phát biểu hay bình luận một vấn đề. Trước khi đưa ra bất cứ thông tin nào trong bất cứ cuộc trò chuyện nào hay với ai các bạn cần tìm hiểu rõ ràng mức độ uy tín của tin tức. Căn cứ vào đó để đặt vấn đề và nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề cần thảo luận.
- Không khẳng định bất cứ nội dung gì nếu chưa được xác định và không biết rõ đúng hay sai. Không phát biểu bất cứ nội dung gì khi chưa có cơ sở các thực nguồn thông tin.
- Không đưa tin phê phán những người khác mà chưa kiểm chứng chất lượng.
- Tìm kiếm, đào sâu tìm kiếm các dẫn chứng cụ thể để đảm bảo uy tín trong các cuộc hội thoại từ đó lấy được niềm tin từ người đối diện.
Ví dụ về phương châm về chất
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên:
- Chà ! Quả bí kia to thật!
Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
- Thế thì đã lấy làm gì to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.
Anh kia nói ngay:
- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.
Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:
- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Phân tích câu chuyện:
“Quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng” được cho là vô lí, thiếu tính xác thực. Chứng tỏ hai người trong câu chuyện đang nói không đúng sự thật, không đúng thông tin. Câu chuyện cười này nhằm phê phán tính ba hoa, nói khoác của nhiều người. Đôi khi tính nết này có thể ảnh hưởng, gây hậu quả trên thực tế.
Như vậy khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Phương châm về lượng là gì?
Phương châm về lượng trong giao tiếp mang ý nghĩa rằng trong các câu hội thoại cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu. Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Những điều cần lưu ý bao gồm:
- Nội dung dài và ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.
- Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chính xác.
Ví dụ về phương châm về lượng
Ví dụ: Xét đoạn đối thoại sau
An : – Cậu có biết bơi không ?
Ba: – Biết chứ ,thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An:- Cậu học bơi ở đâu vậy ?
Ba:- Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
Phân tích hội thoại:
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm bơi cụ thể nào đó: như bể bơi ,sông, hồ…
Để trả lời An, Ba có thể trả lời: Mình học bơi cùng vời bố ở bể bơi Tăng Bạt Hổ
Từ đó ta có thể rút ra bài học: Câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi .
Ví dụ 2: Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới”
Vì sao truyện này lại gây cười ? Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời ?
Phân tích hội thoại:
Gây cười vì: các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
Chỉ cần hỏi: ” Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” Chỉ cần trả lời:
– “( nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả“.
Ghi nhớ: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Những phương châm hội thoại khác
Ngoài hai phương châm đã được nêu ở trên, chúng ta còn có một số phương châm hội thoại khác như: Phương châm quan hệ, phương châm lịch sự, phương châm cách thức. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những phương châm này trong phần tiếp theo đây nhé!
Phương châm quan hệ
Trong quá trình giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp. Tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng. Phải xác định các thông tin được người đối diện thể hiện để tham gia đúng mục đích nói.
Ví dụ về phương châm quan hệ:
Trong đoạn hội thoại sau:
– Ông: Này bà, mua giúp tôi một ít thuốc lào đi!
– Bà: Ai bán bắp xào ở đây mà mua?
– Ông: Khổ! Bà đúng là điếc quá!
– Bà: Tiếc gì với ông gói bắp xào? Đã bảo ở đây không có ai bán. Ông nói thế là đánh giá tôi bủn xỉn phải không?
Ta thấy trong cuộc nói chuyện giữa ông và bà có sự hiểu lầm và câu chuyện sẽ không mang lại hiệu quả. Ông hỏi một đằng thì bà trả lời một nẻo.
Đây là trường hợp vi phạm phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức
Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Cách thức nói chuyện, truyền đạt được xây dựng mạch lạc. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ và đầy đủ nội dung.
Ví dụ về phương châm cách thức
Tuần trước, cô giáo có giao cho lớp 9A một bài tập làm văn và hạn nộp là thứ hai tuần này. Cuối tiết học, cô hỏi:
– Cả lớp đã làm xong bài văn cô giao chưa?
– Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.
(Trong trường hợp này, các bạn học sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô giáo vô cùng ngắn gọn, xúc tích).
Phương châm lịch sự
Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Đặc biệt là tôn trọng người có vai vế cao hơn, khiêm tốn đối với người bằng và có vai vế thấp hơn. Từ đó đảm bảo yếu tố tôn trọng khi tham gia giao tiếp.
Ví dụ về phương châm lịch sự
- Nói như đấm vào tai
- Nói băm nói bổ
Trên đây là tổng hợp thông tin về các loại phương châm hội thoại. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về phương châm về chất là gì cùng định nghĩa về phương châm về lượng cùng các ví dụ liên quan.
Xem thêm: Face shaming là gì? Tổng hợp thông tin liên quan đến face shaming
Thắc mắc –
Face shaming là gì? Tổng hợp thông tin liên quan đến face shaming
Homosapien là gì? Tên khoa học, lịch sử tiến hoá của homosapien
Nonutnovember là gì? Tìm hiểu về thử thách nonutnovember
Tìm hiểu về nhiệm vụ của cấm quân là gì trong lịch sử?
Cảnh sát cơ động là gì? Các loại cảnh sát thường thấy
Tổng hợp thông tin tiềm lực quốc phòng an ninh là gì?
Sau decide là gì? Tổng hợp thông tin về decide bạn cần biết