
Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 Bài 51 trang 135 136 sgk Vật lí 9
Trong bài viết này truonghocao.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Bài 51 trang 135 vật lý 9 dành cho bạn.
Hướng dẫn giải Bài 51. Bài tập quang hình học, sách giáo khoa Vật lí 9. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 Bài 51 trang 135 136 sgk Vật lí 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 9, ôn thi vào lớp 10.
1. Giải bài 1 Bài 51 trang 135 sgk Vật lí 9
Một bình hình trụ tròn có chiều cao 8cm và đường kính 20 cm. Một học sinh đặt mắt nhìn vào trong bình sao cho thành bình vừa vặn che khuất hết đáy (hình 51.1). Khi đổ nước vào khoảng xấp xỉ 3/4 bình thì bạn đó vừa văn nhìn thấy tâm O của đáy. Hãy vẽ tia sáng từ tâm O của đáy bình truyền tới mắt.
Trả lời:
– Vẽ đường thẳng PQ biểu diễn mặt nước sau khi đổ nước vào đường PQ này cắt tia sáng BD đi từ mép của đáy bình đến mắt tại điểm I. Vậy I là điểm tới.
– Nối OI: OI là tia tới, tia OI bị khúc xạ tại I theo phương IM.
– IM: tia khúc xạ đến mắt.
⇒ Kết quả đo: AB =0,5cm; A’B’ = 1,5cm ⇒ A’B’ = 3AB.
2. Giải bài 2 Bài 51 trang 135 sgk Vật lí 9
Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12 cm.
Xem thêm:: Ôn tập lý thuyết và hỗ trợ giải bài 11 trang 27 SGK Vật Lý 10
a) Hãy vẽ ảnh của vât AB theo đúng tỉ lệ.
b) Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ánh cao gấp bao nhiêu lần vật.
Trả lời:
a) Vẽ ảnh theo đúng tỉ lệ:
b) Với hình vẽ trên ta đo được chiều cao của vật AB = 10mm, chiều cao của ảnh A’B’ = 30mm ⇒ A’B’ = 3AB.
Dựa vào hình để tính xem chiều cao của vật gấp mấy lần chiều cao của ảnh.
OA = 16cm.
OF = OF’ = 12cm.
Ta có: (Delta OAB sim Delta OA’B’ Rightarrow {{AB} over {A’B’}} = {{OA} over {OA’}}) (1)
Xem thêm:: Giải bài tập SGK bài 29 Địa 12 có đáp án
Lại có: (Delta {rm{OIF}} sim Delta A’B’F’ Rightarrow {{OI} over {A’B’}} = {{OF’} over {A’F’}}) (2)
Mà: OI = AB (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
({{OA} over {OA’}} = {{{rm{OF}}’} over {A’F’}} Leftrightarrow {{OA} over {OA’}} = {{{rm{OF}}’} over {OA’ – O’F’}} Leftrightarrow {{16} over {OA’}} = {{12} over {OA’ – 12}})
(Rightarrow OA’ = 48cm)
Thay vào (1) ta có:
({{AB} over {A’B’}} = {{OA} over {OA’}} = {{16} over {48}} = {1 over 3} Rightarrow A’B’ = 3AB)
Vậy ảnh cao gấp 3 lần vật.
3. Giải bài 3 Bài 51 trang 136 sgk Vật lí 9
Hòa bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 40 cm. Bình cũng bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 60 cm.
a) Ai bị cận thị nặng hơn?
Xem thêm:: Vật lý 10: Bài tập 1,2,3 ,4,5,6 ,7,8,9 trang 58 – Dethikiemtra.com
b) Hòa và bình đều phải đeo kính để khắc phục tật cận thị. Kính được đeo sát mắt. Đó là thấu kính loại gì? Kính của ai có tiêu cự ngắn hơn?
Trả lời:
a) Ta có: (OCv)Hòa = 40 cm; (OCv)Bình = 60 cm
Do: (OCv)Hòa < (OCv)Bình nên bạn Hòa nhìn xa kém hơn → Hòa cận nặng hơn Bình.
b) Đó là các thấu kính phân kì.
Do kính cận thích hợp có tiêu cự f = Cv nên Hoà đeo kính có tiêu cự f1 = 40cm, Bình đeo kính có tiêu cự f2 = 60cm. Vậy kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn.
Câu trước:
- Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 C5 Bài 50 trang 133 134 sgk Vật lí 9
Câu tiếp theo:
- Trả lời câu hỏi C1 C2 C3 C4 Bài 52 trang 137 138 sgk Vật lí 9
Xem thêm:
- Giải bài tập Vật lí lớp 9 khác
- Để học tốt môn Toán lớp 9
- Để học tốt môn Hóa học lớp 9
- Để học tốt môn Sinh học lớp 9
- Để học tốt môn Ngữ văn lớp 9
- Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
- Để học tốt môn Địa lí lớp 9
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
- Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
- Để học tốt môn Tin học lớp 9
- Để học tốt môn GDCD lớp 9
Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 Bài 51 trang 135 136 sgk Vật lí 9 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Vật lí lớp 9 thật tốt!
“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“