Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 80 Sách giáo khoa Vật lí 12
Trong bài viết này truonghocao.edu.vn sẽ chia sẻ chuyên sâu kiến thức của Bài 10 trang 80 sgk vật lý 12 dành cho bạn.
Bài 7 trang 80 sgk vật lý 12
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R = 40 Ω ghép nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Cho biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 80cos100πt (V) và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm UL = 40 V.
a) Xác định ZL .
b) Viết công thức của i.
Bài giải:
Ta có: U2 = U2R + U2L => UR = (sqrt{U^{2}- U_{L}^{2}}) = (sqrt{(40sqrt{2})^{2}- 40^{2}}) = 40 V.
Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = (frac{U_{R}}{R}) = (frac{40}{40}) = 1 A.
a) Cảm kháng: ZL = (frac{U_{L}}{I}) = (frac{40}{1}) = 40 Ω
b) Độ lệch pha: tanφ = (frac{Z_{L}}{R}) = 1 => φ = (+frac{Pi }{4}). Tức là i trễ pha hơn u một góc (frac{Pi }{4}).
Vậy biểu thức tức thời của cường độ dòng điện là: i = √2cos(100πt – (frac{Pi }{4})) (A).
Bài 8 trang 80 sgk vật lý 12
Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 30 Ω, C = (frac{1 }{5000Pi }F), L = (frac{0,2}{Pi}H). Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 120√2cos100πt (V). Viết biểu thức của i.
Bài giải:
Xem thêm:: Toán lớp 6 bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp – VnDoc.com
Áp dụng các công thức: ZC = (frac{1}{omega C}) = 50 Ω; ZL = ωL = 20 Ω
=> Z = (sqrt{R^{2} + (Z_{L} – Z_{C})^{2}}) = 30√2 Ω
Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = (frac{U}{Z}) = (frac{120}{30sqrt{2}}) = (frac{4}{sqrt{2}}A).
Độ lệch pha: tanφ = (frac{Z_{L}- Z_{C}}{R}) = -1 => φ = (-frac{Pi }{4}). Tức là i sớm pha hơn u một góc (frac{Pi }{4}).
Vậy biểu thức tức thời của cường độ dòng điện là: i = 4cos(100πt + (frac{Pi }{4})) (A)
Bài 9 trang 80 sgk vật lý 12
Mạch điện xoay chiều gồm có: R = 40 Ω, C = , L = . Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 120√2cos100πt (V).
a) Viết biểu thức của i.
b) Tính UAM (H.14.4).
Bài giải:
Tương tự bài tập 8.
Áp dụng các công thức: ZC = 40 Ω; ZL = 10 Ω; Z = 50 Ω
I = 2,4 A; tanφ = => φ ≈ -370 ≈ -0,645 rad
a) i = 2,4√2cos(100πt – 0,645) (A).
Xem thêm:: Giải toán lớp 6 bài 11 chương 2: Nhân hai số nguyên cùng dấu
b) UAM = I = 96√2 V
Bài 10 trang 80 sgk vật lý 12
Cho mạch điện xoay chiều gồm R = 20 Ω, L = (frac{0,2}{Pi }H) và C = (frac{1}{2000Pi }F). Biết điện áp tức thời hai đầu mạch u = 80cosωt (V), tính ω để trong mạch có cộng hưởng. Khi đó viết biểu thức của i.
Bài giải:
Hiện tượng cộng hưởng khi:
ZL = ZC ⇔ ωL = (frac{1}{omega C}) => ω = (sqrt{frac{1}{LC}}) = 100π (rad/s)
Khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng đạt giá trị cực đại và dòng điện cùng pha với điện áp:
Imax = (frac{U}{R}) = (frac{40sqrt{2}}{20}) = 2√2 A và φ = 0.
Biểu thức của dòng điện: i = 4cos(100πt) (A).
Bài 11 trang 80 sgk vật lý 12
Chọn câu đúng:
Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R = 40 Ω; (frac{1}{omega C}) = 20 Ω; ωL = 60 Ω. Đặt vào hai đầu mạch điện áp u = 240√2cos100πt (V). Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là:
A. i = 3√2cos100πt (A)
B. i = 6cos(100πt + (frac{Pi }{4})) (A)
Xem thêm:: Giải Toán lớp 6 trang 42 Tập 1 Cánh diều – VietJack.com
C. i = 3√2cos(100πt – (frac{Pi }{4})) (A)
D. i = 6cos(100πt – (frac{Pi }{4})) (A)
Bài giải:
Chọn đáp án D.
Bài 12 trang 80 sgk vật lý 12
Chọn câu đúng:
Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có R = 40 Ω; (frac{1}{omega C}) = 30 Ω; ωL = 30 Ω. Đặt vào hai đầu mạch điện áp u = 120√2cos100πt (V). Biểu thức của dòng điện tức thời trong mạch là:
A. i = 3cos(100πt – (frac{Pi }{2})) (A)
B. i = 3√2 (A)
C. i = 3cos100πt (A)
D. i = 3√2cos100πt (A)
Bài giải:
Chọn đạp án D (tham khảo lời giải bài tập 8).
Giaibaitap.me