Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 12 Chương 3 và 4 – Đề 10| Có đáp án chi tiết
Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 12 Chương 3 và 4 – Đề 10
ĐỀ BÀI
MỨC ĐỘ BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Cho các chất sau: (1) CH3NH2, (2) CH3NHCH2CH3, (3) CH3NHCOCH3, (4) NH2(CH2)2NH2, (5) (CH3)2NC6H5, (6) NH2CONH2, (7) CH3CONH2, (8) CH3C6H4NH2. Nhóm gồm các amin là
A. (1), (2), (4), (5), (8).
B. (1), (2), (6).
C. (1), (5), (7).
D. (3), (6), (7).
Câu 2: N,N-đimetylpropan-2-amin là tên của chất có cấu tạo thu gọn nào sau đây?
A. (CH3)2N[CH2]2CH3.
B. (CH3)2NCH2CH(CH3)2.
C. (CH3)3N.
D. (CH3)2NCH(CH3)2.
Câu 3: Trong cơ thể protein chuyển hóa thành
A. amino axit.
B. glucozơ.
C. axit béo.
D. axit hữu cơ.
Câu 4: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. PVC.
B. cao su isopren.
C. amilopectin.
D. xenlulozơ.
Câu 5: Tơ enang thuộc loại tơ
A. axetat.
B. poliamit.
C. polieste.
D. tằm.
Câu 6: Cho các polime: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là:
A. 1, 2, 6, 7.
B. 2, 3, 5, 7.
C. 2, 3, 6, 7.
D. 2, 5, 6, 7.
Câu 7: Thực hiện phản ứng tạo đipeptit từ hỗn hợp alanin và valin, số dipeptit tối đa thu được là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Để rửa sạch ống nghiệm còn dính anilin, người ta nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch chứa các loại chất nào dưới đây, trước khi rửa lại bằng nước cất?
A. Axit mạnh.
B. Muối ăn.
C. Bazơ mạnh.
D. Xà phòng.
MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)
Câu 9: Cho hợp chất H2N-CH2-COOH tác dụng với các chất sau: CH3OH (dư)/HCl, NaOH dư, CH3COOH, HCl. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).
B. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
C. Các amino axit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7, …) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh.
Câu 11: Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) (CH3)2NH, (4) C6H5NH2, (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tính bazơ tăng dần từ trái sang phải là:
A. (4), (5), (2), (1), (3).
B. (5), (4), (1), (2), (3).
C. (1), (4), (5), (2), (3).
D. (5), (3), (2), (1), (4).
Câu 12: Cho các chất: CH2=CH2 (1), CH2=C=CH-CH3 (2), CH2=CH-Cl (3), CH3-CH3 (4). Những chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. (1), (3).
B. (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3).
Câu 13: Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để trùng hợp hoặc trùng ngưng để tạo ra các polime trên lần lượt là:
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3CH(NH2)-COOH.
B. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-COOH.
C. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2-COOH.
D. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH.
Câu 14: 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc vừa đủ với 0,01 mol NaOH. Công thức của X có dạng
A. H2NRCOOH.
B. (H2N)2RCOOH.
C. H2NR(COOH)2.
D. (H2N)2R(COOH)2.
Câu 15: Cho các dãy chuyển hóa: . X, Y lần lượt là
A. NaOOCCH2NH3Cl, NaOOCCH2NH3Cl.
B. HOOCCH2NH3Cl, NaOOCCH2NH3Cl.
C. NaOOCCH2NH3Cl, H2NCH2COONa.
D. HOOCCH2NH3Cl, H2NCH2COONa.
Câu 16: Thủy phân hoàn toàn một tripeptit thu được alanin và glyxin theo tỉ lệ mol là 1:2. Số cấu tạo tối đa có thể có của X là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 6.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin đơn chức đồng đẵn kế tiếp nhau, thu được hỗn hợp sản phẩm hơi với tỉ lệ thể tích VCO2 :VHO2 = 8:17. Hai amin là
A. CH3NH2,C2H5NH2.
B. C2H5NH2, C3H7NH2.
C. C3H7NH2,C4H9NH2.
D. C4H9NH2, C5H11NH2.
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng sau: . X có công thức phân tử C8H10O và không tác dụng với NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là
A. C6H5CH(CH3)OH, C6H5COCH3.
B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO.
C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH=CH2.
D. CH3-C6H4CH2OH, C6H5CH=CH2.
Câu 19: Khi trùng ngưng 7,5 gam axit aminoaxetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Giá trị của m là
A. 5,56.
B. 5,25.
C. 4,25.
D. 4,56.
Câu 20: Từ 5,8 tấn butan có thể điều chế được m tấn cao su Buna với hiệu suất quá trình là 60%. Giá trị của m là
A. 3,48.
B. 5,4.
C. 9.
D. 3,24.
Câu 21: Chất X (chứa C, H, O, N) có thành phần phần trăm các nguyên tố C, H, O lần lượt là 40,45%, 7,86%, 35,96%. X tác dụng với NaOH và với HCl. X có nguồn gốc từ thiên nhiên và MX < 100. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NCH2CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH.
D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 22: Cho amin X mạch hở, trong đó nguyên tố N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức phù hợp của X là
A. C3H7(NH2)2.
B. C4H7NH2.
C. C2H4(NH2)2.
D. C5H11NH2.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO (3CÂU)
Câu 23: X là chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua CuO, t0 được chất Z có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là.
A. H2NCH2CH2COOC2H5.
B. CH3(CH2)4NO2.
C. H2NCH2COOCH2CH2CH3.
D. H2NCH2COOCH(CH3)2.
Câu 24: Cho 0,2 mol X là -amino axit (có dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH tạo ra 22,2 gam muối khan. Tên gọi đúng của X là
A. alanin.
B. phenylalanin.
C. valin.
D. glyxin.
Câu 25: Để điều chế 100 gam thủy tinh hữu cơ cần m1 gam ancol metylic và và m2 gam axit metacrylic với hiệu suất quá trình phản ứng đạt 80%. Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 68,8 và 25,6.
B. 86,0 và 32.
C. 107,5 và 40.
D. 107,5 và 32.
– HẾT –
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
A
D
A
C
B
B
C
A
C
A
B
A
D
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
B
D
A
A
C
D
D
C
C
D
A
C